Sự hỗ trợ từ nhà nước Chính phủ Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm phục vụ dự án điện mặt trời. Nhờ đó mà giá thành tấm pin năng lương đã giảm 30%. Đồng thời EVN mua lại tất cả điện từ những dự án năng lượng với giá 9,35 cent/KWh.
Việt Nam là một trong số các nước có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Với số giờ nắng vượt trội và cường độ nắng cao, điện mặt trời ở Việt Nam tạo ra nhiều năng lượng hơn hầu hết các nơi khác trên cùng một diện tích và thiết bị đầu tư. Tính đến đầu năm 2018 đã có trên 30 nhà đầu tư phát triển năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam. Các dự án với công suất 10 đến 500MW trải dài từ miền Trung đến miền Nam
Năng lượng tái tạo ở Việt Nam hiện chỉ chiếm chưa đến 0.4% lượng điện được tạo ra. Phần lớn lượng điện được tạo ra bởi năng lượng hóa thạch - dầu mỏ, than đá, khí gas. Những nhà máy nhiệt điện này phát thải lượng CO2 cao. Trong khi năng lượng mặt trời, năng lượng gió không gây phát thải CO2. Do đó thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng xanh là tương lai của năng lượng Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nơi có cường độ bức xạ mặt trời cao nhất thế giới. Các nhà đầu tư nhận thấy rõ ưu điểm này và đang hối hả tiến hành các dự án năng lượng mặt trời quy mô khủng. Tiêu biểu như dự án điện năng lượng mặt trời ở Ninh Thuận của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với công suất 200MW, trị giá đầu tư 8000 tỉ đồng (khoảng 350 triệu USD), 20 nhà máy năng lượng mặt trời ở Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Thừa Thiên –Huế và Gia Lai của tập đoàn Thành Thành Công, với số vốn đầu tư 1 tỉ USD. Cùng với đó là hàng loạt các nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hối hả đầu tư vào Việt Nam xây dựng nhà máy. 1000 MW pin điện mặt trời sẽ được tạo ra hàng năm vào năm 2020 và chi phí sản xuất giảm xuống dưới 880 000 USD/MW
Sự hỗ trợ từ nhà nước Chính phủ Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm phục vụ dự án điện mặt trời. Nhờ đó mà giá thành tấm pin năng lương đã giảm 30%. Đồng thời EVN mua lại tất cả điện từ những dự án năng lượng với giá 9,35 cent/KWh. Nhờ đó mà điện mặt trời ở Việt Nam trở nên đăc biệt hấp dẫn. Có hơn 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến từ Đức, Pháp, Nhật, Na Uy, Hàn Quốc, Trung Quốc... tham gia đầu tư các nhà máy điện công suất lớn ở miền Trung và miền Nam. Đó là Tập đoàn Thiên Tân (có 2 nhà máy điện mặt trời ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận), công ty Hàn Quốc DooSung Vina (dự án ở Bình Thuận 66 triệu USD ), công ty Singapore Sinenergy Holdings Ltd (dự án ở Ninh Thuận, 350 triệu USD), công ty Trung Quốc JinkoSolar (dự án 1100 tỉđồng ở Hậu Giang), công ty Nhật Bản Fujiwara (dự án 65 triệu USD ở Bình Định), công ty Nhật Bản Koyo và Tập đoàn Sao Mai (dự án 260 triệu USD ở Đồng Tháp)…